Hiển thị các bài đăng có nhãn béo phì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn béo phì. Hiển thị tất cả bài đăng

Giải pháp cho người thừa cân và béo phì

Các giải pháp kiểm soát thừa cân, béo phì:

Điều trị thừa cân, béo phì cần phải đảm bảo 3 yếu tố:

- Dinh dưỡng phù hợp.
- Tăng cường hoạt động thể lực.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ.

Dinh dưỡng phù hợp:

Phương pháp đầu tiên trong điều trị thừa cân, béo phì là giảm ăn, giảm tích tụ năng lượng.

Nên xây dựng chế độ ăn “nghèo năng lượng nhưng giàu dinh dưỡng”, đáp ứng cho hoạt động hằng ngày, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.


Tăng cường hoạt động thể lực:

Với người thừa cân, béo phì, tốt nhất là luôn giữ lối sống năng động như làm việc nhà, đi bộ, đi xe đạp hoặc tập các môn thể thao vận

động, tập gym…

Nếu tập luyện không đủ cường độ và thời gian sẽ không có tác dụng giảm cân mà ngược lại, sẽ kích thích tiêu hóa và ăn nhiều hơn.

Chú ý khi tập luyện:

Năng lượng tiêu hao phải đạt trên 300 Kcal/1 lần tập.
Tập 5 lần/1 tuần.
Tập tối thiểu 30 - 45 phút/1 lần.


Sử dụng sản phẩm hỗ trợ:

Trong điều trị thừa cân, béo phì, các sản phẩm được tinh chiết từ thảo dược có tác dụng giảm sự tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng đang được đánh giá là một giải pháp tiên tiến, hiệu quả và an toàn.

Hậu quả của thừa cân và béo phì

Về tâm lý: Người thừa cân, béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, hay tự ti, căng thẳng, chậm chạp, kém linh hoạt trong đời sống hàng ngày… làm giảm sút hiệu quả công việc, hạn chế sự cống hiến cho gia đình và xã hội.

Về ngoại hình: Thừa cân, béo phì làm thay đổi vóc dáng, khiến cơ thể trở nên “quá khổ”. Nghiên cứu cho thấy 88% những người thừa cân, béo phì thấy rằng mình không hấp dẫn khi mất đi sự thon thả và những đường cong.


Về sức khỏe: Các nghiên cứu y khoa cho thấy, những người bị tăng cân và đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mãn tính nguy hiểm:

Tim mạch: Cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) sẽ bám vào lòng mạch máu gây xơ hóa mạch, làm tăng huyết áp. Đồng thời tình trạng hẹp lòng mạch do mỡ bám sẽ làm tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Hô hấp: Mỡ bám vào cơ hoành làm thông khí giảm, người béo thở nông, thở nhanh. Người béo dễ bị ngủ ngáy, rối loạn nhịp thở, béo phì độ III có thể dẫn đến cơn ngừng thở khi ngủ.

Tiểu đường: Các khối mỡ, đặc biệt mỡ ở bụng, bài tiết ra yếu tố đề kháng Insulin là nguyên nhân gây ra tiểu đường type II ở người thừa cân, béo phì.

Nội tiết: Con gái béo phì thường rối loạn kinh nguyệt, béo phì độ II thường mất kinh. Phụ nữ béo phì khó có thai, đẻ khó. Đàn ông béo phì, đặc biệt béo bụng thường yếu sinh lý.

Xương khớp: Người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Trong đó, khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Chưa kể do ăn uống không hợp lý, rối loạn chuyển hóa làm tăng Acid uric nên người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gút.

Tiêu hóa: Thừa cân, béo phì còn khiến mỡ bám vào các quai ruột nên bệnh nhân thường bị táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các sản phẩm độc hại dễ sinh ung thư đại tràng. Mỡ bám vào gan dễ gây gan nhiễm mỡ, xơ gan. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.

Da: Thừa cân, béo phì gây lão hóa da sớm nên người béo thường già trước tuổi. Nếu vòng eo> 90cm và đường huyết cao thường xuất hiện gai đen ở vùng cổ, háng, khuỷu tay và rạn da.

Béo phì và ung thư: Một số nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.

Béo phì làm suy giảm trí nhớ: Thừa cân, béo phì khiến trẻ em học kém và người lớn mất tập trung, dễ bị Alzheimer.

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.